Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

BÍ KÍP TỰ HỌC NGHE TOEIC 495/495

BÍ KÍP TỰ HỌC NGHE TOEIC 495/495

Bạn đang có nhu cầu thi chứng chỉ TOEIC trong tháng 5 tới? Nhưng vẫn còn cảm giác rất rất “sợ” 100 câu nghe của bài thi TOEIC? Bạn hãy nên đọc và ngẫm nghĩ, nghiền ngẫm Bí kíp tự học nghe TOEIC 495/495 của bạn Hoàng Ân. (Trích Bài viết của Hoàng Ân)

 Xem chi tiết >>


Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Son môi handmade

Hôm nay mình xin trích dẫn một bài viết về màu mình dùng trong son là màu khoáng mua từ GG cho bạn nào quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm handmade các bạn đang dùng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Son môi handmade nhiễm chì nặng đúng không?

"Son màu handmade nhiễm chì nặng đúng không?" Đó là câu hỏi thỉnh thoảng mình định hỏi. Mình trả lời như sau:

Thứ nhất là, ở GG, mình đã quen với việc định lượng đúng liều lượng. Thế nào là "nặng" nhỉ? "Nặng" là vượt mức cho phép quá nhiều, hay dưới mức cho phép? Hay chỉ là phép thử truyền miệng, rằng dùng vàng làm nó đổi màu đen thì là nặng? Tạm thời mình bỏ qua từ "nặng", mình sẽ trả lời câu hỏi "Nó có nhiễm chì hay không?"

"Nhiễm chì" là một cách dùng từ đúng, vì nếu son có chì thì không phải là nhà sản xuất cố tình cho chì vào. Kể cả son công nghiệp và son handmade. Nếu sử dụng nó như một thành phần, người ta phải kê khai vào đó. Và nếu họ kê khai vào, bạn chỉ cần nhìn danh sách thành phần thôi chứ chẳng tội tình gì phải dùng "phép thử với vàng".

Vậy nếu có chì, thì nó nhiễm từ cái gì?
Từ phẩm màu các bạn ạ. Chính xác hơn, là nhiễm từ một số loại phẩm khoáng.

Phẩm khoáng ban đầu được khai khoáng từ lòng đất. Nằm ở dưới lòng đất, khoáng chất sẽ chứa trong nó một số loại kim loại, có thể có cả chì. Khi được khai quật và chế biến thành phẩm khoáng, nó sẽ trải qua một quá trình đánh giá chất lượng rằng nó có đủ tiêu chuẩn không. Nó có thể đạt tiêu chuẩn chất lượng làm son, từ đó nó sẽ được dùng để sản xuất son.


Mọi người vẫn nói rằng phẩm khoáng là phẩm màu thiên nhiên, so với phẩm màu "Hóa chất tổng hợp". Ở Grandpa's Garden, chúng mình có cả phẩm khoáng và phẩm "Hóa chất tổng hợp". Nhưng chúng đạt tiêu chuẩn dùng cho môi hay dùng cho da thì website lammypham.vn cũng đã nêu rõ.

Một điều nữa là đối với mỹ phẩm, FDA nêu rõ không có phẩm màu nào là phẩm màu thiên nhiên. Phẩm "Hóa chất tổng hợp" thì hiển nhiên là không thiên nhiên. Phẩm khoáng cũng đã được xử lý chứ không phải bê nguyên từ lòng đất lên mà dùng, nên cũng không được coi là thiên nhiên. ("Có nguồn gốc tự nhiên" thì lại đúng). Sử dụng gấc, nghệ, bột điều... cho vào mỹ phẩm để lấy màu thì FDA không cấm, nhưng việc nêu lên bao bì sản phẩm là "Sử dụng phẩm màu tự nhiên từ gấc, nghệ..." lại là sai so với quy định của FDA. Vì mỗi nguyên liệu đó đều có những tính chất, công dụng khác chứ không chỉ có khả năng tạo màu. Xếp vào mục "phẩm màu" sẽ làm người tiêu dùng hiểu nhầm và không để ý đến những công dụng/phản ứng phụ mà nguyên liệu đó có thể có.

Cuối cùng, việc dùng vàng để thử chì là một tip "ai cũng biết" nhưng lại không phải là một tip đúng. Vàng không chỉ đổi màu khi gặp chì, nó cũng có thể đổi màu với một số chất liệu khác. Vì thế, bạn đừng dựa vào mỗi màu đen mà vàng tạo ra để đánh giá rằng một thứ có chì hay không. Mình đã cố gắng rất nhiều để tìm được một tài liệu tin cậy bằng tiếng Anh về việc "Vàng mà đổi màu thì 100% mỹ phẩm có chì", nhưng mình chưa thấy người làm khoa học nào ký tên của họ trên nghiên cứu này cả. Tạm thời, đối với mình, nó chỉ là một tin đồn chưa được kiểm chứng.
Mình hy vọng các bạn đừng thần thánh hóa nguyên liệu mỹ phẩm, kiểu phẩm khoáng thì thiên nhiên và an toàn trong khi phẩm "hóa chất tổng hợp" thì không. Hãy hiểu rõ về các nguyên liệu trước khi tôn vinh nó hay chê bai nó, nhé!